Bị đau dạ dày có nên ăn chuối không?

Nhiều người thắc mắc bị đau dạ dày có nên ăn chuối không? bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp điều này

Xem thêm:



Giá trị và công dụng chữa bệnh của trái chuối

Chuối khi chín thường có mùi thơm, thịt quả mềm mịn, vị ngọt và là giải pháp bổ sung khẩu phần dinh dưỡng rất tốt. Không những vậy, hoạt chất pectin có trong chuối giúp cân bằng và ổn định hệ tiêu hóa, từ đó giúp cải thiện các vấn đề ở dạ dày. Bên cạnh đó, có nhiều nghiên cứu trong y học hiện đại chỉ ra rằng, bài thuốc chữa đau dạ dày từ bột chuối xanh có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh lý như viêm loét dạ dày – tá tràng.
Bị đau dạ dày có nên ăn chuối không?

Tuy nhiên, với bài thuốc này, chuối xanh phải được phơi khô ở dưới nhiệt độ thấp rồi đem tán bột mịn mới có khả năng kích thích sự tăng trưởng của lớp màng nhày, giúp bao bọc vết loét và đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương của dạ dày. Còn với nhiệt độ thường, hoặc ăn trực tiếp chuối xanh, đặc biệt là ăn lúc đói sẽ khiến bạn có cảm giác cồn cào, khó chịu và thậm chí đau đớn hơn vì nhựa của chuối xanh. Chính vì vậy, để tận dụng được giá trị dinh dưỡng cũng như công dụng chữa bệnh của trái chuối đối với sức khỏe nói chung và bệnh dạ dày nói riêng, bạn nên ăn chuối chín sau khi ăn no để giúp trung hòa axit dạ dày, từ đó bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Bị đau dạ dày có nên ăn chuối không

Khoai lang + khoai tây: Hai loại củ này chứa hàm lượng tinh bột cao, sau khi tinh bột xâm nhập vào cơ thể nó được chuyển đổi thành glucose giúp bảo vệ dạ dày rất hiệu quả. Tuy nhiên không nên ăn khi bụng đang rất đói

Đu đủ: Đu đủ có tác dụng xoa dịu dạ dày tạo cảm giác dễ chịu. Ăn đu đủ chín thường xuyên sẽ kích thích hệ tiêu hoá, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu, táo bón. Chú ý nên ăn đu đủ làm sau bữa ăn của bạn sẽ rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên cũng có một số người không hợp với đu đủ, ăn đu đủ xanh hoặc chưa chính hẳn có thể gây đau bụng, vì vậy tùy vào cơ thể của mỗi người mà chúng ta có lựa chọn riêng cho mình

Chuối: 

- Chuối là loại trái cây rất bổ dưỡng và tốt cho mọi lứa tuổi. Chuối chứa protein, nhiều chất xơ, kali, magie, natri, canxi, sắt, vitamin C, A, B6…

- Ăn chuối buổi sáng sẽ giảm cân vì buổi sáng chỉ ăn chuối thay cho những món khác phở, hủ tiếu, bánh mì…

- Ăn chuối nhất là chuối tiêu xanh, lúc bụng đói có thể gây cồn cào đầy bụng, khó tiêu, nhất là ở người đã có bệnh viêm dạ dày tá tràng. Người bị đau dạ dày có thể chuyển sang ăn các loại chuối khác như chuối già, chuối cau… chọn chuối chín vừa và chỉ nên ăn chuối khi no. Chuối có tác dụng bảo vệ dạ dày do nó trung hòa axit dạ dày.

- Có những người cho rằng chảy máu dạ dày có thể ăn chuối để điều trị: Xin thưa rằng, Chảy máu dạ dày biểu hiện là tiêu phân đen sệt như bã cà phê, mùi tanh, nếu chảy máu nhiều sẽ chóng mặt, cần phải khám ngay để được điều trị. không có cơ sở khoa học nào chứng minh ăn chuối mà trị được chảy máu dạ dày.

Thì là: Thì là giúp kích thích sản xuất tăng tiết sữa cho những phụ nữ đang cho con bú và làm giảm trọng lượng cơ thể.

Trong thì là có chứa nhiều khoáng chất Fennel, vitamin C, chất xơ, mangan, kali, magiê, canxi, sắt, vitamin B3...giúp kháng khuẩn, hữu ích cho hệ miễn dịch.

Các chất xơ có trong thì là ngăn ngừa ung thư đường ruột do nó có tác dụng loại bỏ độc tố và chất gây ung thư từ đường ruột

Rau chân vịt: Rau chân vịt (hay còn gọi là rau bó xôi) có nguồn gốc ở miền Trung và Tây Nam Á. Trong thành phần của rau chân vịt có chứa hàm lượng lớn scellulose. Sự hấp thụ đầy đủ của cellulose có thể thúc đẩy nhu động đường ruộng và cải thiện đại tiện. Nếu bạn thường xuyên ăn rau chân vịt, gan, ruột, dạ dày của bạn có thể được bảo vệ tốt.

Sữa chua: Sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hoá. tăng lượng vi sinh bên trong thành ruột, giảm các triệu chứng khó chịu,. Ngoài ra sữa chua còn được biết đến với công dụng làm đẹp của chị em phụ nữ. Tuy nhiên không nên ăn sữa chua khi bụng đói, cũng không nên lạm dụng ăn quá nhiều sữa chua.

Bắp cải: Cải bắp có chứa nhiều vitamin K1 và vitamin U. Sự hấp thụ hai loại vitamin này có thể chống loét dạ dày, bảo vệ màng nhầy và làm giảm nguy cơ mắc bệnh dạ dày. Hãy chắc chắn rằng bạn ăn bắp cải chín nhé

Táo và bí đỏ: Trong thành phần của táo và bí đỏ chứa nhiều pectin, là chất thúc đẩy sự hoạt động của đường ruột và dạ dày, giúp quá trình bài tiết thuận lợi hơn.

Gừng: Gừng có thể điều trị tình trạng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụg, vì trong gừng có chứa nhiều chất chống oxy hoá.

Xem thêm:

Bình Luận

1 Komentar untuk "Bị đau dạ dày có nên ăn chuối không?"

tác dụng của quả chuốiMột số nghiên cứu mới của các nhà khoa học Nhật bản cho biết khá nhiều thông tin lý thú như chuối chứa nhiều tyrosin, một tiền chất để sản xuất chất dẫn truyền thần kinh dopamin, serotonin có vai trò tích cực đối với sự nhanh nhạy, khả năng học hỏi và điều hoà hoạt động của tim mạch (nhất là đối với trẻ nhỏ). Trong chuối có đủ 8 loại axít amin thiết yếu mà cơ thể con người không tự tạo ra được, có đến 11 loại khoáng chất và 6 vitamin.
rau ngổ có tác dụng gìRau ngổ là một loại cây thân mãnh mọc lang ở những nơi đất ẩm có nước. Rau ngổ được nhiều người xem như là thức ăn dân dã nhưng nó cũng là một vị thuốc có tính giải độc và điều trị một số bệnh.
tác dụng của cây rau đayRau đay loại rau có nhiều muối khoáng và vitamin. Các nhà nghiên cứu đã phân tích thành phần hoá học của rau đay thấy có canxi 498mg%, photpho 93mg%, sắt 3,8mg%, kali 650mg%, axit oxalic 870mg%, vitamin B1 0,24mg%, vitamin B2 0,76mg%, vitamin C 168mg%, vitamin A 7,940 đơn vị…
tác dụng của nước râu ngôTrong râu ngô có chứa vitamin A, vitamin K, vitamin B1, B2, B6 (pyridoxin), vitamin), vitamin C, vitamin PP, các flavonoid, acid pantothenic, isotol, các saponin, các steroid như sytosterol và sigmasterol, các chất đắng, dầu béo, tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác.
uống nước rau má hàng ngày có tốt khôngRau má không chỉ là một loại rau thông dụng, có thể ăn hàng ngày mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều chứng bệnh như: mụn nhọt, hạ sốt, làm đẹp, tăng cường sức khỏe, giải độc, táo bón, tim mạch…

Back To Top